Cảnh trong game
Với Cold War, lần đầu tiên hãng phát triển Stormregion (Hungary) đưa series chiến thuật thời gian thực nổi tiếng Codename Panzers thoát ra khỏi bối cảnh chiến tranh thế giới thứ II, vốn đã quá cũ kỹ và bị thế giới trò chơi khai thác... kiệt quệ.
Tuy nhiên, Codename Panzers: Cold War vẫn không tách rời quá xa so với cuộc chiến thảm khốc toàn cầu lần thứ 2 của lịch sử nhân loại. Trò chơi khai thác cuộc bao vây quân sự Berlin năm 1949 và từ đó phát triển thành một hướng đi khác so với những sự kiện thật diễn ra trong lịch sử.
(Năm 1948-1949, sau khi phát xít Đức thất bại, Berlin bị chia cắt thành nhiều khu vực đặt dưới quyền kiểm soát quân sự của Mỹ, Anh, Pháp và Xô Viết. Để cung cấp nhu yếu phẩm cho công nhân và người dân ở khu vực phía Tây, mọi phương tiện chở hàng của các nước Đồng minh sẽ phải đi qua vùng do Xô Viết chiếm đóng. Ngày 22/6/1948, tất cả các ngả đường tiếp vận này đều bị Nga cấm cửa khiến phe Đồng minh phải dùng rất nhiều máy bay để chở 4.500 tấn đồ tiếp tế đến Tây Berlin).
Cốt truyện trong game bắt đầu hư cấu từ đây khi một vụ xung đột trên không nổ ra, chia Berlin làm 2 phần riêng rẽ tính từ sân bay Tempelhof. Một nửa thuộc về các nước phương Tây và một nửa là của Xô Viết. Người chơi vào vai vị tướng NATO cố cầm cự trước cuộc tấn công bành trướng của người Nga. Bạn có thể chơi solo hoặc phối hợp với một người chơi khác qua mạng online.
Chiến dịch 18 phần của game hầu hết tập trung vào diễn biến của cuộc chiến nhìn từ phía NATO, nhưng ở cuối trò chơi, Codename Panzers: Cold War cũng có thêm 3 level để người chơi tham gia vào lực lượng Xô Viết. Game được dẫn dắt rất tốt và mang đậm chất lịch sử với những thông tin về cuộc tiếp tế hàng không ở Berlin cũng như các đoạn phim giới thiệu sự cố sân bay Tempelhof. Các nhà phát triển đã biến trò chơi trở thành sản phẩm không mấy khác biệt so với một bộ phim chiến tranh ở Hollywood.
Sử dụng cơ chế đồ họa Gepard 3 được Stormregion xây dựng riêng để thiết kế Panzers: Cold War, trò chơi có hình ảnh khá ổn. Gần như tất cả mọi thứ đều có thể sử dụng được hoặc phá hủy được. Các công trình rung chuyển như thật dưới lửa đạn, sắp thép bị bẻ cong. Nhiều phần của tòa nhà được liên kết với nhau, một phần đổ sẽ khiến các phần khác đổ theo. Engine mới không khiến cảnh tượng đẹp hơn, nhưng thực sự làm cho hiệu ứng gameplay trở nên ấn tượng.
Quân đội của bạn sẽ tự biết sử dụng các cơ chế ẩn nấp linh hoạt nhờ vào những hiệu ứng game, kể cả bóng đêm và mưa bão. Mọi sự thay đổi về ánh sáng và thời tiết đều có ảnh hưởng đến tầm nhìn và tốc độ của nhân vật.
" alt=""/>Game Codename Panzers: Chiến tranh lạnh![]() |
Special Force. |
Cuộc đấu lớn nhất lịch sử game online Việt Nam
Trong quá khứ, dân giải trí điện tử từng biết đến cuộc đụng độ giữa MU Online và Võ lâm truyền kỳ thời khái niệm game online chớm lấn vào từ điển trong đầu của thế hệ trẻ. Gần đây hơn, khi không khí "chặt chém" bị loãng ra đôi chút vì sự xuất hiện ồ ạt của quá nhiều thế giới ảo có chung mô tuýp, người ta lại thấy 2 game casual là Boom Online (VinaGame) và Vua Bóng Đá (CyberWorld, tuy nhiên trò chơi này sau đó đã không thể ra đời) manh nha đòi thị phần trước "bà khổng lồ" Audition.
Tuy nhiên, cả 2 đợt sóng online nói trên đều không được coi là "chiến tranh" bởi dù có cùng thể loại (MMORPG hoặc MMO Casual), nhưng mỗi đại diện lại mang những bản sắc riêng về nội dung, đồ họa, cơ cấu... khiến mỗi trò chơi đều có được những thế mạnh nổi bật để thu hút game thủ. Chính vì thế, hầu như tất cả các game đã phát hành đều có thể "sống vui, sống khỏe" bên cạnh những đối thủ của mình.
Nhưng tình hình đầu năm 2008 đã khác. Cả 3 trò chơi MMOFPS (game bắn súng góc nhìn thứ nhất trực tuyến nhiều người chơi) sắp ra đời lần lượt theo trình tự thời gian Special Force, Cross Fire và Sudden Attack đều giống nhau. Theo đánh giá của những tay súng kỳ cựu trong làng FPS Việt Nam đã thử chơi thì cả 3 đều "giống Counter-Strike đến 80 %". Rõ ràng, khi mua bản quyền các trò chơi này, cả FPT Online, VTC Games và VinaGame đều đã chấp nhận đặt chân vào một chiến trường tàn khốc hơn những cuộc cạnh tranh trước đây.
Vũ khí của các đại gia
![]() |
Cross Fire. |
Bà Phạm Thu Trang, phụ trách Marketing của VTC Games, thừa nhận: "Cả 3 trò chơi đều có khả năng thành công vì cùng thuộc thể loại quá mới mẻ ở Việt Nam. Chưa thể nói game nào sẽ chiếm được cảm tình của người chơi. Kết luận sẽ chỉ có thể đưa ra sau 3 tháng nữa".
"Cuộc chiến này thực sự cân sức giữa 3 đại gia vì họ đang chọn được hướng đi đúng khi khai thác lượng người đam mê Counter-Strike đang ngày càng tăng", Phan Viết Hoàn, Giám đốc điều hành công ty VEN, sở hữu cổng thể thao điện tử Esport.vn, nơi mỗi ngày có khoảng 3.000 lượt người chơi game bắn súng của Valve, nhận định. "Miếng bánh game FPS ở thị trường này là rất lớn và cơ hội chia đều cho tất cả".
" alt=""/>Làng game online VN 2008 vang rền tiếng súng